DANH MỤC SẢN PHẨM

Bộ nồi của Đức 9 đáy? Nhảm nhí!

Biên tập bởi: Hà Duy Thức Cập nhật vào Th 7 26/08/2023
Nội dung bài viết

Thị trường quảng cáo các bộ nồi Đức 5 đáy, 6 đáy, 9 đáy, đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Thế nhưng sự thật có đúng như vậy? có bộ nồi đến 9 đáy thật sao? Tác dụng của bộ nồi 9 đáy là gì mà người tiêu dùng lại tin vào những quảng cáo đó? Tại bài viết này, Bếp Thái Sơn vạch trần những bộ nồi được quảng cáo một cách “nhảm nhí” mà vẫn có người tin.

Bộ nồi của Đức 9 đáy
Ví dụ về những bộ nồi nhiều đáy, 5 đáy, 6 đáy, 9 đáy.

Bạn có biết vì sao các nhà sản xuất phải tạo ra những bộ nồi nhiều đáy không?

Bất cứ thiết kế nào đều có mục đích và công năng của nó. Không tự dưng mà người ta phải cất công tạo ra những bộ nồi có nhiều đáy hay gọi chính xác hơn là đáy nhiều lớp. Như nồi chảo truyền thống của các cụ xưa kia chỉ có duy nhất 1 lớp, 1 loại chất liệu (gang, nhôm, đồng…). Tại sao phải làm cái việc tốn tiền hơn, tốn sức hơn khi không đem lại lợi ích gì?

Câu trả lời là: ĐỂ NẤU ĐƯỢC TRÊN MỌI LOẠI BẾP BAO GỒM CẢ BẾP TỪ.

Chính bếp từ là loại bếp nấu kén nồi, nó đòi hỏi dụng cụ nấu phù hợp, thì mới dùng được. Kể từ khi bếp từ xuất hiện, thì những bộ nồi từ với kết cấu nhiều lớp cũng mới xuất hiện. Mà những bộ nồi đáy nhiều lớp đó, nếu bạn để ý thì vật liệu cấu tạo nên chúng chủ yếu là thép không gỉ, nhôm hoặc đồng – những vật liệu không nhiễm từ.

Bộ nồi của Đức 9 đáy
Mục đích làm ra nồi nhiều đáy là để nồi nấu được trên bếp từ

Bàn kỹ hơn, thép không gỉ như thép 18/10 là vật liệu cao cấp, an toàn cho sức khỏe, cứng chắc, sáng bóng, thẩm mỹ cao; nhôm đồng là loại vật liệu nhẹ, dễ gia công, phân phối nhiệt tốt. Những loại vật liệu này thích hợp để sản xuất dụng cụ nấu như nồi và chảo. Nhưng chúng lại không nhiễm từ, không nấu được bếp từ.

Để làm những loại nồi này nấu được trên bếp từ, họ buộc phải thêm vào một lớp kim loại nhiễm từ. Bởi thế, bạn thường thấy các loại nồi chảo nhôm hoặc hợp kim nhôm sẽ dán một lớp đáy kim loại khác chất phía dưới để nó thực hiện chức năng này. Còn nếu là nồi chảo thép không gỉ, thì cần nhiều hơn 1 lớp. Bởi thép với thép truyền nhiệt tiếp xúc rất kém. Nếu chỉ có 2 lớp thì chức năng nhận nhiệt và phân phối nhiệt của nồi chảo sẽ không đảm bảo. Lúc đó, người ta thêm vào một lớp thứ 3 ở giữa. Thường sẽ là nhôm hoặc đồng nguyên chất, với tính dẫn nhiệt rất cao. Chúng là chất dẫn nhiệt tuyệt vời đảm bảo các loại dụng cụ nấu của bạn bắt từ nhanh, phân phối nhiệt tốt và đều.

Bộ nồi của Đức 9 đáy
Mỗi lớp đáy đều có công dụng đặc thù của nó

Vấn đề là chính các nhà sản xuất nồi chảo có tiếng như Fissler của Đức cũng thừa nhận 3 LỚP LÀ GIỚI HẠN. Bởi, càng nhiều lớp kim loại khác chất thì khả năng truyền nhiệt càng giảm đi. Vậy tại sao cần phải làm nhiều lớp hơn con số 3 trong khi chẳng có ý nghĩa gì? Cũng chính bởi logic đấy mà Bếp Thái Sơn cho rằng, bất cứ quảng cáo bộ nồi 5, bộ nồi 7 đáy hay kinh khủng hơn là 9 đáy đều là “nhảm nhí”. Nó chỉ mang tính chất quảng cáo, thu hút và lừa phỉnh khách hàng. Hãy tỉnh táo và hiểu rõ bản chất vấn đề, để không bị các đơn vị bán hàng không có tâm “dắt mũi”.

Còn nếu mà đơn vị nào khăng khăng rằng nồi của họ 9 đáy thật, thì hãy hỏi ngược lại họ: 9 đáy là gồm những lớp gì? Những lớp đó có tác dụng gì? Bạn cứ theo logic mà Bếp Thái Sơn trình bày ở trên để phản biện lại và bạn sẽ xác mình được sự thực là như thế nào.

Bộ nồi của Đức 9 đáy
Ngay cả thương hiệu nồi TOP 1 của Đức như Fissler cũng khẳng định chỉ có 2-3 lớp đáy

Còn Bếp Thái Sơn khẳng định, không có bộ nồi nhiều hơn 3 đáy, sự khác nhau giữa các bộ nồi 3 đáy chỉ là uy tín thương hiệu, nơi sản xuất, chất lượng vật liệu, công nghệ gia công. Đó là lý do vì sao có bộ nồi 3 đáy giá chỉ vài trăm nghìn mà cũng có bộ nồi 3 đáy giá vài chục triệu. Số lượng các lớp đáy không phải lý do để tăng giá trị sản phẩm hay tăng khả năng cạnh tranh của chúng. Các bộ nồi không tốt hơn khi chúng nhiều đáy hơn.

Mặt khác, vấn đề cấu tạo sản phẩm nếu đã mập mờ thì xuất xứ sản phẩm lại càng khó tin. Nếu muốn biết bộ nồi đó có  chuẩn “Đức” thật không, hãy kiểm tra xem nó có đủ 3 chữ “Made in Germany” hay có website hãng tại Đức không. Ví dụ: Fissler.de; WMF.de, Zwilling.de, Elo.de… đó mới là những thương hiệu nồi chuẩn Đức. Kể cả khi nhiều trong số chúng không phải sản xuất tại Đức những ít ra chúng vẫn có thương hiệu của Đức và được phân phối toàn cầu.

Bộ nồi của Đức 9 đáy
Không có bộ nồi 5 đáy, 6 hay 9 đáy

Với sứ mệnh hỗ trợ khách hàng tìm được các sản phẩm thiết bị, dụng cụ nhà bếp tốt và phù hợp nhất, Bếp Thái Sơn luôn chân thành, trung thực trong mọi thông tin cung cấp đến khách hàng. Sản phẩm của Bếp Thái Sơn cam kết chuẩn chính hãng, hàng mới, nguyên kiện, đa dạng mẫu mã. Quý khách hàng quan tâm mời ghé thăm trực tiếp showroom đồ gia dụng Đức Siêu thị Bếp Thái Sơn để được tư vấn tận tình và nhận giá tốt nhất.

Tích hợp hoàn hảo - Bếp Thái Sơn đem lại phong cách, mỹ cảm và sự hài lòng tuyệt đối.

Viết bình luận của bạn

Hỏi đáp - Bình luận

Nội dung bài viết
Thu gọn