LỪA ĐẢO tiền cọc - Hệ quả "cơn khát" máy rửa bát
Biên tập bởi: Hà Duy Thức
Cập nhật vào Th 7 26/08/2023
Nội dung bài viết
Đầu năm 2022, thị trường chứng kiến một “cơn khát” máy rửa bát nghiêm trọng. Sự thiếu hụt sản phẩm từ đầu vào nhập khẩu đã khiến máy rửa bát Bosch trong nước cạn kiệt. Không chỉ đầu Châu Âu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chiến tranh khiến việc sản xuất bị ngưng trệ mà các nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc cũng bị cắt quãng một thời gian dài. Chưa kể, thị trường EU giá tăng từ 10-20% mà ngay cả phí vận chuyển cũng bị đội cao, dẫn đến các mã máy rửa bát Bosch trong nước tăng ít nhất từ vài triệu đến hàng chục triệu. Tệ nhất là kể cả khách mua sẵn sàng chi tiền, nhưng các đơn vị nhập khẩu và bán hàng cũng không có hàng để cấp ra.
Cơn khát máy rửa bát Bosch đầu năm 2022
Đến cuối tháng 3 năm 2022, sự ảm đạm của thị trường máy rửa bát lên tới đỉnh điểm. Dự báo tình trạng này có thể kéo dài đến hết quý 2 năm 2022. Nhưng chính trong thời gian này, lại nổi lên một vấn nạn – đó là LỪA ĐẢO. Nhiều khách hàng đang có nhu cầu bức thiết với máy rửa bát Bosch, dễ dính phải những chiêu lừa đảo của kẻ gian.
Vấn nạn lừa đảo tiền cọc khách hàng mua máy rửa bát Bosch
Một số thủ đoạn của kẻ lừa đảo trong thời điểm này như sau:
Lợi dụng thói quen khách hàng thường xuyên mua hàng online. Kẻ lừa đảo hay nhắm vào các đối tượng khách ở xa, ở tỉnh, khó có thể tiếp cận sản phẩm của Bosch trực tiếp tại các cửa hàng uy tín lớn. Chúng nằm vùng trong các nhóm chuyên mua bán thiết bị gia dụng, thiết bị bếp, máy rửa bát,…Nơi chúng dễ hành động mà khó bị phát giác. Đồng thời, nghiên cứu và nắm bắt thị trường, nhu cầu của khách, lấy thông tin, hình ảnh để làm tư liệu lừa đảo. Tiếp theo, chúng lợi dụng thời điểm máy rửa bát khan hiếm, đặc biệt Bosch, đánh vào tâm lý khách, nhất là những người đang có nhu cầu đặc biệt với thương hiệu này.
Đoạn chat nghi ngờ với đối tượng lạ.
Đầu tiên, kẻ lừa đảo giả làm người tư vấn bán hàng, lân la bình luận, gửi tin nhắn riêng cho khách. Thường khách tìm mua máy rửa bát Bosch đã có nghiên cứu từ trước và chỉ cần tìm đơn vị nào có hàng, sẵn hàng hoặc giá tốt để chốt. Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo thường chọn những sản phẩm hot, hiếm hàng, báo giá tốt. Khách hàng với tâm lý đang tìm mà không có, muốn mua hàng ngay, hoặc thấy có nơi bán rẻ hơn thì muốn mua luôn. Kết quả, chúng yêu cầu khách chuyển khoản đặt cọc trước với đủ lý do như để nhận được quà tặng thêm, để giữ hàng, để chuyển hàng đi,… Chúng đã nghiên cứu và nắm bắt cách thức hoạt động của người mua và người bán trong ngành, nên dễ dàng qua mặt được khách. Sau khi khách chuyển khoản trước từ 30-50% giá trị sản phẩm thì kể từ đó cũng không thể liên hệ được với người mình vừa chuyển tiền. Tiền mất mà máy thì không biết nơi đâu. Đây là kết quả của rất nhiều khách hàng nhẹ dạ, cả tin, ham rẻ và không có sự nghiên cứu, chuẩn bị khi mua hàng.
Cộng đồng mạng cảnh báo và chia sẻ thông tin về vấn đề lừa đảo.
Cũng qua thực tế này, chúng ta có thể thấy các chiêu trò lừa đảo là một hệ quả của thương mại điện tử, khi thói quen mua sắm online của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội và khe hở cho lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng. Vậy, làm thế nào để không bị lừa khi mua hàng online? Tìm hiểu kỹ và cẩn trọng là điều bất cứ ai cũng phải làm khi bước lên không gian mạng. Các nhóm tiêu dùng được xây dựng lên nhằm tạo không gian cho người dùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau và nơi để người mua và người bán hàng tiếp xúc. Nhưng trước khi quyết định trao tài sản của mình, hãy chú ý những điều sau:
Đoạn chat của 02 nick Facebook khác nhau.
- Cân nhắc người tư vấn và bán hàng cho mình có phải là tài khoản thật không. Xem trang cá nhân của họ, cách họ tương tác với bạn bè trên mạng xã hội để xác định. Nên tránh xa các tài khoản không rõ hình ảnh, thông tin người bán.
- Hỏi chi tiết và cặn kẽ các vấn đề của sản phẩm để xác định người bán hàng có am hiểu về sản phẩm không. Thận trọng khi được báo giá sản phẩm rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
- Hỏi rõ đơn vị bán hàng, tên công ty, mã số thuế, địa chỉ showroom bày hàng, website, fanpage, kênh thương mại điện từ, số điện thoại, email,…
- Hỏi rõ sản phẩm sẵn hàng hay cần đợi, nếu phải đặt cọc thì chỉ đặt cọc không quá 2 triệu (tùy giá trị hàng).
- Khi quyết định chuyển khoản tiền cọc hoặc tiền hàng, hãy chuyển cho tài khoản công ty hoặc gọi điện để xác nhận số tài khoản đó có phải của công ty bạn mua hàng không.
Bị phát hiện đang có hành vi lừa khách.
Cuối cùng, mặc dù rất tiếc phải chia buồn với những khách hàng bị lừa đảo mất tài sản, nhưng cũng phải có những trường hợp như vậy thì mới có tính răn đe, cảnh tỉnh người tiêu dùng đã quá nhẹ dạ. Từ đó, người tiêu dùng sẽ thận trọng hơn khi quyết định mua hàng, có tính đầu tư, nghiên cứu hơn. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh chuẩn, đàng hoàng sẽ ngày càng uy tín và được khách hàng lựa chọn. Thật vậy, đừng chỉ vì ham rẻ mà vội vàng lựa chọn mua hàng tại các cá nhân và đơn vị thiếu uy tín, chuyên nghiệp. Hy vọng, sau nhiều bài học đắt giá với học phí phải trả bằng đồng tiền mồ hôi xương máu, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thông minh hơn, cẩn trọng hơn.
Siêu thị Bếp Thái Sơn được sự tin tưởng của khách hàng.
Để tham khảo và mua thiết bị nhà bếp nhập khẩu chính hãng, mời quý khách hàng liên hệ trực tiếp với Bếp Thái Sơn để được tư vấn tận tình và nhận giá tốt. Xem thêm các ưu đãi hiện hành TẠI ĐÂY.
Tích hợp hoàn hảo – Bếp Thái Sơn đem lại phong cách, mỹ cảm và sự hài lòng tuyệt đối.