Dao Santoku - dao Zwilling nhập khẩu Đức nguồn gốc Nhật Bản
Biên tập bởi: Hà Duy Thức
Cập nhật vào Th 5 24/08/2023
Nội dung bài viết
Với cái tên tiếng Nhật kỳ lạ của mình, con dao Santoku (sahn-toh-koo) có thể được dùng cho một số nhiệm vụ tinh vi, giống như của một đầu bếp chuyên nghiệp. Vậy dao Santoku là gì? đặc điểm phân biệt chúng với những loại dao chức năng khác ra sao? Trên thực tế, Santoku chỉ đơn giản là một con dao thái, dùng để cắt lát và cắt nhỏ, chức năng sử dụng giống như dao đầu bếp Châu Âu truyền thống (phương Tây).
Zwilling Santoku - Dao thái sản xuất tại Đức có nguồn gốc Nhật Bản
Đặc điểm của dao Santoku
Dao Santoku có trọng lượng nhẹ hơn, mỏng hơn, ngắn hơn và cứng hơn dao đầu bếp truyền thống của phương Tây. Nó cũng đạt được độ cân bằng tuyệt vời. Việc không có phần gạc đỡ ở cuối lưỡi dao, cho phép sử dụng toàn bộ chiều dài lưỡi dao. Phần đầu của lưỡi dọc theo sống dao uốn cong mềm mại xuống dưới, nhưng bản thân cạnh cắt thì hoàn toàn bằng phẳng. Điều này giúp nó được dân du lịch ưa thích vì dĩ nhiên nó không nhọn và không gây nguy hiểm khi mang theo. Và thông thường, một số dao santoku sẽ được thiết kế thêm các điểm lõm trên một bên cạnh (công nghệ Hollo), để cho các lát cắt tốt hơn, mà thực phẩm không bị dính lên cạnh dao.
Ý nghĩa của cái tên Santoku
Con dao Santoku này là một công cụ chuyên nghiệp và tinh vi. Nó ban đầu được phát minh ra cho những người nội trợ Nhật Bản. Trong khi hầu hết các loại dao khác của Nhật có những chức năng cụ thể, thì Santoku có mục đích chung rộng và phổ quát hơn. Trên thực tế, nó gần như có "ba mục đích" (San - nghĩa là 3): Cắt thịt, cá và rau củ. Mặc dù, trông nó có thể hơi giống như loại dao đầu bếp của phương Tây, nhưng hãy nhớ rằng nó cũng đã được phát minh ra cho những người nội trợ người Nhật muốn nấu thức ăn phương Tây. Cụ thể, con dao được chế tạo ra là để dành cho phụ nữ Nhật Bản và được thiết kế để phù hợp với người có bàn tay nhỏ. Tương tự như các loại dao chuyên dụng của phương Tây nhưng được sản xuất tại Nhật Bản, chẳng hạn như Gyoto.
Thiết kế đặc trưng phù hợp với phong cách làm bếp của người Châu Á
Thiết kế của dao Santoku
Một con dao Santoku có chiều dài cơ bản vào khoảng 7 inch (15-18cm). Hầu hết dao phương tây thường duy trì biên độ góc từ 30°-45°, trong khi dao Nhật lại duy trì một góc độ cực cao, chỉ khoảng 20°-25°. Lưỡi dao, theo truyền thống, không có đường cong. Đầu bếp Nhật có khuynh hướng sử dụng những đường cắt về phía trước hoặc ngược lại, và dùng lực theo chiều thẳng đứng. Động tác đó khi sử dụng với dao đầu bếp của phương Tây rất khó đạt được như với Santoku. Trớ trêu thay, cơn sốt dao Santoku ở Mỹ đã dẫn họ tới những con dao có sẵn hiện nay với lưỡi cong, giống như dao của đầu bếp phương Tây. Dao kiểu Pháp có một lưỡi thẳng cong lên phía trên bụng, trong khi phong cách Đức là có một lưỡi cong dọc theo toàn bộ cạnh cắt của nó. Và trong số đó, người ta nhận thấy răng, dao Santoku thường giữ được cạnh sắc lâu hơn các dòng dao kể trên.
Đặc trưng của dao Santoku là không có gờ ở cuối lưỡi dao
Mặc dù trọng lượng nhẹ và thiết kế tinh tế làm cho người đầu bếp khi dùng dao Santoku không mệt mỏi. Nhưng đối với người có bàn tay lớn, thì có thể thấy cầm dao này rất khó khăn. Nếu bạn có đôi bàn tay nhỏ nhắn tinh tế, bạn có thể sẽ yêu Santoku. Bất kể, bạn vẫn có thể bị giới hạn bởi nó. Nhìn qua blog và thậm chí những cuốn sách đề cập đến thiết bị nhà bếp, tôi đã nhận thấy rằng những đầu bếp lúc mới làm quen, thử dùng cả dao đầu bếp và dao Santoku, sẽ có xu hướng chọn Santoku. Tôi nghi ngờ rằng đó là do thiết kế nhỏ và nhẹ của chúng giúp họ cảm thấy yên tâm.
Con dao đầu bếp điển hình có phần lưỡi nặng với một sống dao dày và đẹp. Lưỡi dao dài hơn và đường cong nhẹ nhàng của nó cho phép lát cắt dài mà không cần phải nhấc dao ra. Mặc dù việc sử dụng dao là vấn đề kinh nghiệm chủ quan, nhưng đây là điều mà Santoku không thể làm được. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sống dao dày, được dùng với các nhiệm vụ bên lề như đập dập, nghiền nát, tỏi, hành, gừng. Chắc chắn, bạn có thể thử điều này với Santoku, nhưng khó có thể tốt hơn dao đầu bếp.
Dễ dàng phân biệt dòng dao Santoku với các loại dao khác
Dao Santoku không có gạc đỡ phần cuối lưỡi dao như hầu hết các loại dao khác, mà chỉ là phần bảo vệ nối tiếp với cán dao được thiết kế cong bên trong. Khi bạn cầm dao và đặt ngón tay vào, nó sẽ giúp bạn không bị đau tay và kiểm soát con dao tốt hơn. Một số người thích dùng dao mà không có gạc, vì lợi thế riêng như cho phép bạn sử dụng phần cuối lưỡi như đòn bẩy để cắt nhỏ nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể nắm chặt tay cầm và dồn lực về phía trước để cho phép trọng lượng của lưỡi dao giúp bạn cắt các vật nặng.
Sử dụng dao Santoku trong nấu ăn hằng ngày
Nhiều người nấu ăn thích sử dụng Santoku cho các tác vụ hàng ngày, vì cho rằng Santoku linh hoạt hơn dao đầu bếp. Nhưng thực chất, các đầu bếp chuyên nghiệp vẫn chuộng dùng dao đầu bếp phương Tây hơn và Santoku thì thích hợp cho nhà bếp gia đình, đặc biệt là với người Châu Á, với đặc thù có bàn tay nhỏ.
Chuôi nhỏ, góc lưỡi dao mỗi bên 10º, mỏng hơn, nhẹ hơn, mũi cong xuống là đặc trưng của Zwilling Santoku
Đó là lý do, Santoku – một con dao thái Nhật Bản đã được Hãng sản xuất dao hàng đầu thế giới – Zwilling CHLB Đức sử dụng thiết kế để tạo ra hàng loạt các sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Để mua được các sản phẩm dao thái Santoku của Zwilling Đức, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với hệ thống showroom của Siêu thị Bếp Thái Sơn để được tư vấn tận tình và nhận giá tốt.
Tích hợp hoàn hảo – Bếp Thái Sơn đem lại phong cách, mỹ cảm và sự hài lòng tuyệt đối.