DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng bếp từ, bếp điện từ

Biên tập bởi: Hà Duy Thức Cập nhật vào Th 7 26/08/2023
Nội dung bài viết

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BẾP TỪ, BẾP ĐIỆN TỪ

Sau khi chọn mua bếp có kích thước phù hợp với không gian và diện tích bàn đá, bạn có thể tiến hành lắp đặt bếp tại nhà theo những chỉ dẫn và lưu ý dưới đây.

1. Khoét lỗ để lắp đặt bếp âm

Mỗi sản phẩm đều có hai kích thước, trong đó, kích thước lắp đặt (khoét đá) sẽ dựa theo kích thước mặt dưới của bếp. Sai số khoét đá không được vượt quá 1cm mỗi chiều so với kích thước mặt dưới của bếp, bụng bếp không khít với lỗ khoét sẽ khiến mặt kính phải chịu lực nén lớn, dễ gây mứt vỡ mặt kính và kém thẩm mỹ.

Hướng dẫn lắp đặt bếp

2. Chú ý đến kết nối nguồn điện

- Kiểm tra điện áp định mức của bếp từ và nguồn điện gia đình. Đảm bảo từ 190V – 230V, một số dòng bếp xách tay có điện áp không phù hợp, cần phải lắp thêm thiết bị biến áp.

- Sử dụng Aptomat riêng cho bếp từ, không kết nối bếp trực tiếp với nguồn điện. Vì bếp từ thường có công suất lớn.

- Dây dẫn phải có khả năng chịu tải phù hợp với công suát của bếp. Tính toán tiết diện dây theo công thức S=I/J (S: tiết diện dây tính bằng mm²; I: Dòng điện chạy qua mặt cắt vuông, tính bằng Ampere; J: Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng là 6A/mm² và dây nhôm là 4,5mm²). Nên sử dụng dây có tiết diện lớn hơn công suất của bếp để tránh hiện tượng cháy, chập.

 Bảng tính tiết diện dây dẫn phù hợp với công suất bếp

Lưu ý: Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

- Không sử dụng nguồn điện không ổn định và tốt nhất nên thông qua một thiết bị ổn áp.

3. Lưu ý về vị trí lắp đặt bếp

- Từ mặt bếp đến kệ tủ phải lớn hơn 65cm.

- Khoảng cách giữa viền bếp và mép trong, mép ngoài mặt đá ít nhất phải 15cm.

- Không lắp đặt quá sát tường và vách ngăn, khoảng cách thân bếp dưới phải cách tường và vách ít nhất 15mm.

- Lưu ý khoang dưới vùng lắp đặt nên dọn trống, thông thoáng để bếp tản nhiệt tốt. Nếu để bếp bị om, bí khí, không thoát khí nóng được, bếp sẽ báo lỗi quá nhiệt và tự động ngắt, thậm chí bị hỏng.

- Nếu phía dưới quá bí khí, bạn có thể khoan lỗ thông hơi, lắp đặt cửa chớp để không khí liên tục trao đổi làm mát bếp.

- Không lắp đặt bếp ở những nơi ẩm ướt như gần chậu rửa, những nơi có hơi nóng, hơi ẩm như gần các thiết bị bếp khác như lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh… Vị trí lắp đặt lý tưởng nên có nhiệt độ dao động từ 10°C đến 40°C.

- Nên sử dụng đai giữ bếp để tránh xê dịch khi dùng.

Hướng dẫn lắp đặt bếp
Siêu thị Bếp Thái Sơn khuyến cáo khách hàng nên để kỹ thuật viên chuyên nghiệp lắp đặt và hướng dẫn sử dụng bếp thay vì tự ý lắp đặt tại nhà.

LƯU Ý SỬ DỤNG BẾP TỪ

- Sử dụng đúng loại nồi, chảo nhiễm từ để nấu được trên bếp từ và đạt hiệu quả nấu cao nhất (Dùng nam châm để thử). Nếu muốn dùng nồi không nhiễm từ như nồi sứ hay thủy tinh trên bếp từ, có thể mua thêm đĩa chuyển nhiệt.

- Khi nấu, sử dụng nồi có đường kính khớp với đường kinh vùng nấu, không nên đặt nồi to lên vùng nấu nhỏ, hay nồi quá nhỏ lên vùng nấu to, vì có thể vùng nấu không nhận nồi hoặc sẽ gây lãng phí và mất thời gian.

- Đặt nồi, chảo vào trung tâm vùng nấu.

Hướng dẫn sử dụng bếp từ

- Cùng một lượng nước hoặc lượng thực phẩm và bật ở công suất như nhau, nên nấu ở nồi lớn, trên vùng nấu lớn, sẽ nhanh hơn.

- Luôn kiểm tra nguồn điện, dây dẫn thường xuyên để đảm bảo an toàn.

- Không để nồi trống lên bếp và nấu khi chưa có thực phẩm bên trong, vì sẽ rất dễ cháy nồi.

- Không để các vật dụng nhỏ nhiễm từ, vật dụng sắc nhọn lên mặt kính bếp để tránh làm xước mặt kính.

- Nên sử dụng lót nồi từ, dao vệ sinh mặt kính.

Hướng dẫn sử dụng bếp từ

- Không nên thường xuyên bật bếp ở công suất lớn.

- Khi xuất hiện vết rạn, nứt trên mặt kính cần ngắt nguồn điện và thay mặt kính mới. Tuyệt đối không cố chấp nấu trên mặt kính đã có vết vì có thể sẽ nguy hiểm.

- Không kéo lê nồi chảo, đặt mạnh nồi chảo lên mặt kinh.

- Khi nấu, bạn nên mở cửa tủ để bếp được thoáng mát (Trường hợp không có cửa chớp).

- Sau khi nấu xong, bếp sẽ báo nhiệt dư bằng kí tự H, biểu thị mặt bếp còn nóng, bạn không nên cho trẻ nhỏ đến gần.

- Đợi mặt bếp chỉ còn hơi ấm (H biến mất khi nhiệt độ mặt bếp xuống dưới 60°C), lau bếp bằng vải mềm, ẩm với dung dịch tẩy rửa, sẽ dễ làm sạch mặt kính hơn.

- Tuyệt đối không sử dụng miếng cọ kim loại, vật sắc (Trừ dao vệ sinh chuyên dụng), có tính mài mòn để vệ sinh mặt bếp, dễ khiến bếp bị mất màu, trầy xước.

- Ban đêm, bạn nên rút nguồn bếp. Tránh việc tăng giảm điện áp đột ngột có thể gây sốc và hỏng bếp. Bạn cũng nên sử dụng tinh năng khóa an toàn khi không dùng bếp để phòng trẻ em hoặc thú nuôi có thể vô tình khởi động bếp.

 Hướng dẫn sử dụng bếp từ


CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI SỬ DỤNG BẾP TỪ

1. MÃ LỖI E0 (kèm âm thanh bíp gián đoạn) : Mặt bếp không có nồi hoặc dụng cụ nấu không phù hợp hoặc nồi có kích thước quá nhỏ so với vùng nấu.

Khắc phục: Sử dụng đúng loại nồi nhiễm từ, hoặc nấu nồi có kích thước tương đương với vòng từ.

2. MÃ LỖI E1: Bếp từ đang bị quá nhiệt do đun nấu lâu với công suất cao, bếp không tản nhiệt được.

Khắc phục: Lập tức tắt bếp để bếp nghỉ và có thời gian để quạt gió hoạt động. nhắc nồi ra khỏi bếp. Sử dụng quạt hoặc mở cửa tủ để bếp được thông thoáng. Sau 10 phút khởi dộng bếp trở lại.

3. MÃ LỖI E2: Nguồn điện vượt mức 260V.

Khắc phục: Kiểm ra lại điện áp gia đình, nếu không ổn định thì bạn nên dùng ổn áp để nguồn điện được ổn định.

4. MÃ LỖI E3: Nguồn điện xuống dưới 170V.

Khắc phục: Sử dụng ổn áp để dùng bếp an toàn và lâu dài. Do điện quá tải trong giờ cao điểm nên có lúc lên xuống, rất dễ gây hỏng cho thiết bị điện.

5. MÃ LỖI E4: Điện quá tải, nhiệt độ của nồi nấu trên bếp vượt quá 280°C.

Khắc phục: Giống lỗi E1, chỉ cần tắt bếp, bỏ dụng cụ nấu ra, làm mát bếp là lại sử dụng được.

6. MÃ LỖI E5: Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.

Khắc phục: Bếp sẽ tự phục hồi khi nhiệt độ giảm, nên hãy tạm thời tắt bếp, làm mát bếp, rồi bật lên sử dụng tiếp.

7. MÃ LỖI E6: Cảm biến nhiệt có vấn đề ( Bị lỏng dây, bị tắt, hoặc cháy cảm biến), nhiệt quá cao ở đáy dụng cụ nấu.

Khắc phục: Lập tức tắt bếp và làm mát bếp. Nếu cảm biến nhiệt bị lỏng thì nối lại hoặc bị cháy thì nên mang bếp đi thay cảm biến mới.

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ, phần lớn nguyên nhân gây ra các lỗi là do nhiệt độ quá cao, bếp quá nóng mà không tản nhiệt kịp. Vì thế, vấn đề tản nhiệt ở bếp từ rất quan trọng, Ngay trong phần lắp đặt và sử dụng cần đảm bảo bếp hoạt động luôn được thông thoáng, không bị om, bí.

Ngoài những lỗi trên, bếp từ, bếp điện cũng có thể xảy ra nhiều lỗi khác, bạn không nên tự ý sửa bếp tại nhà mà nên mời kỹ thuật viên chuyên nghiệp đến sửa bếp cho bạn. Nếu trong thời gian bảo hành, bạn hãy gọi cho trung tâm bảo hành bếp. Nếu bếp đã hết hạn bảo hành, bạn có thể yêu cầu bên bán hàng cung cấp dịch vụ sửa chữa.

Tích hợp hoàn hảo - Bếp Thái Sơn đem lại phong cách, mỹ cảm và sự hài lòng tuyệt đối.

Hỏi đáp - Bình luận

Nội dung bài viết
Thu gọn